Hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN

Thứ hai - 15/05/2023 08:59
Còn hơn 3 tuần nữa, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thiết lập trên nền tảng 10 quốc gia Đông Nam Á, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lộ trình tiến tới một khu vực phát triển thịnh vượng. Tại TPHCM, AEC đã và đang trở thành đề tài nóng bỏng tại nhiều hội nghị. Việt Nam đang đứng ở đâu trong khu vực và làm thế nào để tận dụng tốt nhất lợi thế từ việc hình thành AEC?
Hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN

Thị trường quan trọng của Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với thị trường ASEAN đạt 31,3 tỷ USD. Trong đó, doanh nghiệp (DN) Việt Nam xuất khẩu 13,7 tỷ USD (chiếm 11,4% kim ngạch xuất khẩu cả nước). Ở chiều ngược lại, chúng ta nhập khẩu từ ASEAN xấp xỉ 17,6 tỷ USD. Hiện ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, đồng thời là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba sau Trung Quốc và Hàn Quốc.

Nếu so với thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN (năm 1995), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN mới chỉ vượt mốc 1 tỷ USD, thì đến năm 2014 con số này đã cao gấp 21,5 lần, đạt mức tăng bình quân là 16,6%/năm. Đây là mức tăng khá cao, trong điều kiện Việt Nam và các nước trong khu vực có nhiều mặt hàng cùng chủng loại, có điều kiện tự nhiên và nhu cầu sử dụng tương đồng.

Hàng sản xuất trong nước sẽ gặp nhiều thách thức, cạnh tranh khi AEC hình thành (ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: Cao Thăng

So với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang toàn khu vực, thì xuất khẩu sang Malaysia có quy mô lớn nhất, chiếm 19,92%, tiếp đến là Singapore 18,34%, Thái Lan 17,65%, Indonesia 14,84%, Campuchia 13,19%, Philippines 10,73%, Lào 2,96%, Myanmar 2%, Đông Timor 0,26%,  cuối cùng là Brunei với 0,2%. Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này còn rất lớn khi so với tổng kim ngạch nhập khẩu của từng nước (chỉ bằng 3,5% của Philippines, 2,9% của Indonesia, 1,9% của Malaysia, 1,4% của Thái Lan…). Theo tính toán của Bộ Công thương, trong quan hệ buôn bán với các nước ASEAN, Việt Nam ở vị thế xuất siêu với 5 nước, lớn nhất là với Campuchia, tiếp đến là Philippines, Indonesia, Myanmar, Đông Timor; Việt Nam ở vị thế nhập siêu với 5 nước, lớn nhất là Singapore, tiếp đến là Thái Lan, Lào, Malaysia, Brunei.

Việt Nam cũng khá hấp dẫn các nhà đầu tư ASEAN. Tính đến cuối tháng 6-2015, ASEAN có 2.632 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 54,6 tỷ USD. Trung bình mỗi dự án được đầu tư 20,7 triệu USD. Singapore dẫn đầu với 1.428 dự án, tổng vốn đầu tư 32,2 tỷ USD, chiếm 60,8% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ hai là Malaysia với 499 dự án, tổng vốn đăng ký 12,06 tỷ USD, chiếm 22,1%. Thái Lan đứng thứ ba với 392 dự án, tổng vốn đầu tư là 6,8 tỷ USD.
Thách thức sân chơi lớn

Sau khi hình thành, AEC cơ bản sẽ trở thành một thị trường chung với hơn 630 triệu người tiêu dùng và tổng GDP gần 3.000 tỷ USD/năm; hình thành không gian sản xuất thống nhất, một khu vực kinh tế cạnh tranh; hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Trong đó, tất cả các tiêu chí dựa trên nền tảng phát triển nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật. Hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động có tay nghề được tự do lưu chuyển trong ASEAN mà không chịu bất cứ hàng rào hay sự phân biệt đối xử nào giữa các quốc gia thành viên. Tham gia AEC hay ký kết các FTA, ngoài việc mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu, chúng ta cũng kỳ vọng sức ép từ bên ngoài sẽ thúc đẩy cải cách trong nước theo hướng minh bạch, cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư của DN.

Bên cạnh các lợi thế, theo nghiên cứu của ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Phó đoàn đàm phán AEC, Việt Nam sẽ gặp khá nhiều thách thức so với các nước khác khi gia nhập AEC, trong đó sức ép cạnh tranh dữ dội nhất là thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, di chuyển của người lao động có tay nghề, tự do hóa luồng di chuyển vốn. Một nghiên cứu về năng suất lao động, Việt Nam thấp hơn nhiều lần so với Indonesia (3,7 lần), Philippines (4,3 lần), Thái Lan (5,5 lần), Malaysia (8,7 lần) và Singapore (15 lần). AEC hình thành, các rào cản thuế quan được gỡ bỏ nhưng liền đó, quy tắc xuất xứ lại nổi lên như một rào cản mới đối với DN. Để được hưởng ưu đãi thuế quan, DN phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ từ các nước ASEAN, theo tỷ lệ được quy định cụ thể đối với từng mặt hàng. Đây là thách thức lớn nhất đối với DN Việt Nam.

Hội nhập cũng đồng nghĩa với mở cửa thị trường. Năng lực cạnh tranh và sự thành công của một quốc gia sẽ thể hiện qua sức cạnh tranh của các DN và sự chiếm lĩnh, chi phối hàng hóa trên thị trường. Nói cách khác, hội nhập sẽ dồn sức ép lên vai nhà sản xuất, từ cạnh tranh về giá cả đến số lượng đơn hàng, thời gian giao hàng, do vậy thành công sẽ chỉ đến với các DN có đủ lực! Củng cố lại thị trường nội địa làm “bàn đạp” tăng sản lượng hàng Việt vào các nước trong khu vực là việc cần phải tiến hành cùng lúc. Cùng với AEC, nhiều FTA quan trọng về nguyên tắc sẽ được ký kết vào đầu năm 2016. Đây là cơ hội để DN Việt và kinh tế Việt Nam phát triển, nếu chúng ta bắt kịp tốc độ và thời khắc. Nếu ngược lại, chúng ta sẽ phải nhường cơ hội cho người khác. Đó chính là quy luật của hội nhập!

Theo Vụ chính sách Thương mại và đa biên, Việt Nam đang tích cực thực hiện theo đúng tiến độ, lộ trình, đặc biệt về vấn đề cắt giảm thuế. Mới đây, Việt Nam đã tiến hành kết nối cơ chế một cửa ASEAN, áp dụng hệ thống eCoSys (hệ thống xin cấp C/O qua mạng) cũng như cấp phép nhập khẩu tự động; tiến hành sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp…; sửa đổi và ban hành mới chính sách trong các ngành dịch vụ phân phối, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông để phù hợp với cam kết trong Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS).

Ông PHẠM BÌNH AN, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO TPHCM

Cải cách môi trường kinh doanh

Bản chất hội nhập kinh tế quốc tế chính là quá trình cạnh tranh ngày càng mở rộng và bình đẳng hơn, do đó cải thiện năng lực cạnh tranh của DN là yếu tố quyết định thành công của hội nhập. Bên cạnh nỗ lực của các DN, sự hỗ trợ của Nhà nước là không thể thiếu. Có ba vấn đề chính quyền cần quan tâm khi hỗ trợ các DN. Thứ nhất, hoạt động hỗ trợ phải xuất phát từ nhu cầu thực của các DN và đảm bảo đến được DN. Muốn vậy, phải thoát khỏi tư duy bảo trợ từ phía Nhà nước, mà hãy chuyển giao hoạt động hỗ trợ cho các hội ngành nghề, sát với DN nhất. Các chính sách hỗ trợ khi xây dựng cần phải có đủ ba thành phần tham dự: cơ quan chức năng, chuyên gia và DN chịu ảnh hưởng.

Thứ hai, hỗ trợ kèm theo các điều kiện để tự vươn lên và lớn mạnh nhắm tới thoát khỏi bảo trợ của Nhà nước, chứ không thể dựa dẫm trong ngắn hạn, được đến đâu hay đến đó. Do đó, hoạt động hỗ trợ càng cụ thể càng tốt. Thứ ba, hỗ trợ lớn nhất của Nhà nước chính là cải thiện thực sự môi trường kinh doanh và đầu tư. Trong đó, sự đồng hành giữa chính quyền và DN phải thực chất. Đã có rất nhiều các nghiên cứu và các chỉ số đánh giá về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, vấn đề là hãy xem xét một cách cầu thị các thành phần của các chỉ số này và đặt ra kế hoạch cải thiện. Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ là một tín hiệu tốt, nhưng cần làm mạnh mẽ hơn nữa ở các địa phương, nơi chủ yếu tạo ra môi trường kinh doanh của các DN.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Công ty TNHH SX TM May Lộc Nhung

Sức ép doanh nghiệp đổi mới hoạt động

Không đợi đến AEC, thời gian qua, giá bán những chiếc quần sọc, quần dài bằng vải kaki của Campuchia, Thái Lan tại thị trường Việt Nam chỉ vài chục ngàn đồng/cái, khiến nhiều DN may mặc trong nước kiệt quệ. Sắp tới, khi hội nhập AEC, “hợp thức hóa” cho những sản phẩm này đi bằng đường chính ngạch, thị trường trong nước chắc chắn sẽ cạnh gay gắt hơn do thị hiếu người tiêu dùng vẫn sính hàng ngoại giá rẻ.

Nói như thế cũng không hẳn phía DN may mặc Việt Nam không có lợi thế khi hội nhập AEC. Bởi khi hội nhập, các sản phẩm may mặc của Việt Nam nhập khẩu vào các thị trường là đối tác thương mại sẽ được ưu đãi lớn về thuế quan, qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá. Đánh giá được tiềm năng này, thời gian qua, công ty chúng tôi liên tục mở rộng sản xuất, trong đó mở thêm các chi nhánh tại vùng lân cận để nâng sức cạnh tranh, theo chiều rộng. Bên cạnh đó, về dài hạn, công ty cũng sẽ sớm xây dựng một trung tâm nghiên cứu thời trang, thiết kế mẫu mã nhằm sản xuất những sản phẩm may mặc mang thương hiệu để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Theo tôi, để tồn tại trong hội nhập, các ông chủ DN phải tự cải tiến sản xuất kinh doanh từ thay đổi máy móc thiết bị, bao bì mẫu mã để nâng chất lượng, mở rộng nhà xưởng, tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm.

THÚY HẢI

Tác giả bài viết: Phạm Thế Quang Huy

Nguồn tin: www.sggp.org.vn

Tác giả: levanni

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Thanh Bình Gas

GIỚI THIỆU CHUNG Công ty TNHH TMDV Gas Thanh Bình được thành lập trên cơ sở đại lý Gas Thanh Bình từ năm 1993. Công ty đã tham gia phân phối và bán lẻ LPG cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh lân cận. Công ty TNHH TM-DV Gas Thanh Bình cam kết cung cấp đến các công trình và dự án các...

  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay4,630
  • Tháng hiện tại154,015
  • Tổng lượt truy cập627,218
Dai ly
ho tro

Hệ thống trực thuộc Gas Thanh Bình
1/ Cửa hàng Gas Thanh Bình
Địa chỉ : 700-702 Xô Viết Nghệ Tĩnh , phường 25, quận Bình Thạnh , TPHCM
ĐT       : 38.990.972 – 38.981.907 – 0908.006.722
2/ Công ty TNHH Nguyên Khê
Địa chỉ : 848 đường Linh Hòa, Ấp 4 , Xã Đa Phước, Huyện Bình Chánh , TPHCM
ĐT       : 37.61.01.02  –  0907.123.722
3/ Cửa hàng gas Nguyên Khê
Địa chỉ : B4/23 Quốc lộ 50 , Ấp 2 , Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh , TPHCM
ĐT: 0938 096 123
4/  Công ty TNHH Thương Mại LPG Thiên Hà
Địa chỉ : 127 Bình Quới, Phường 27, Quận Bình Thạnh ,TPHCM
ĐT       : 35.563.360 – 35.562.258
5/  Cửa hàng Gas Thiên Hà
Địa chỉ : 94 Trần Minh Quyền , Phường 11 , Quận 10 , TPHCM
ĐT       : 38.33.36.92 – 62.54.24.24 – 0934.110.700
6/  Cửa hàng LPG Thiên Hà
Địa chỉ : 2/36A Đường số 5, KP.2 , Phường Bình An, Quận 2, TPHCM
ĐT       : 37.404.466 – 62.966.866 – 0917.93.97.98
7/  Cửa hàng LPG Huy Hoàng
Địa chỉ : 339 Điện Biên Phủ , Phường.15 , Quận Bình Thạnh , TPHCM
ĐT       : 38.996.458 – 38.995.682
8/  Cửa hàng LPG Tấn Quốc
Địa chỉ : 22/8 Đường 25, Khu Phố 5, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TPHCM
ĐT       : 54.038.178 – 0908.477.771
9/  Cửa hàng LPG Thái Sơn
Địa chỉ :  259A Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh , TPHCM
ĐT       : 35.533.109 – 35.530.894
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây